Cách chế biến yến tươi thơm ngon


Nhắc đến yến tươi có thể nhiều người cảm thấy bỡ ngỡ. Mọi người thường quen với khái niệm yến thô, yến tinh chế,… Vậy yến tươi là gì? Cách chế biến yến tươi như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

>>> Tổ yến rút lông – định hình 100g

 

cách chế biến yến tươi

Yến tươi là gì?

Khác với yến khô, yến tươi là sản phẩm đã được làm sạch lông cùng tạp chất. Tuy nhiên chưa được sấy khô và thường được sử dụng trực tiếp luôn ngay sau đó. Bởi vậy, cách chế biến yến tươi có thể khác đôi chút so với yến thô hoặc yến tinh chế.

Trên thị trường hiện nay yến tươi thường được làm từ tố yến nguyên hoặc yến vụn. Yến vụn sợi thường ngắn và nhỏ. Còn yến tươi được làm từ tổ yến nguyên thường có sợi dài và to hơn. Giá bán của yến tươi được làm từ yến vụn hoặc tổ yến nguyên thường sẽ có giá bán khác nhau.

Yến tươi ngâm nước càng nhiều giá sẽ càng rẻ. Trên thị trường hiện nay rất đa dạng các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

Yến tươi trong điều kiện bảo quản ngăn mát tủ lạnh thường tối đa sử dụng từ 5-6 ngày. Với ngăn đá hoặc tủ đông thời gian bảo quản có thể kéo dài lên đến 6 tháng. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều cửa hàng cung cấp sản phẩm yến tươi. Do đó các bạn nên dùng đến đâu mua đến đó giúp đảm bảo tối đa chất lượng của sản phẩm.

Cách chế biến yến tươi

Yến tươi các bạn hoàn toàn có thể chế biến với rất nhiều cách khác nhau. Một vài món ăn chính thường được các mẹ áp dụng khi vào bếp như:

Yến tươi chưng đường phèn

Món ăn đơn giản, tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng. Chỉ mất 30 phút là bạn đã có cho mình chén tổ yến thơm ngon bổ dưỡng. 

Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: yến tươi, đường phèn, nồi chưng,…

Cách chế biến yến tươi chưng đường phèn như sau:

  • Yến tươi đem ngâm qua trong nước từ 3-5 phút, vớt ra để ráo nước.
  • Cho yến vào nồi chưng khoảng 30 phút là yến đã chín nở đều.
  • Thêm một chút đường phèn chưng thêm 5 phút để đường tan chảy thấm vào yến.
  • Lấy thành quả ra chén và sử dụng. Các bạn có thể thêm một vài lát gừng giúp khử mùi tanh, chống lạnh bụng khi ăn.

Ngoài chưng với đường phèn, các bạn có thể thêm vào đó các nguyên liệu khác như: hạt sen, táo tàu, hạt chia, kỷ từ,….

chế biến tổ yến

Cháo tổ yến

Trẻ nhỏ, người đang ốm bệnh, người sau điều trị là những đối tượng đặc biệt được khuyên dùng. Cháo tổ yến dễ ăn, cung cấp hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng khác nhau.

Một số loại cháo hiện đang được nhiều mẹ áp dụng chế biến như:

  • Cháo tổ yến với thịt gà
  • Cháo tổ yến bí đỏ
  • Cháo tổ yến với thịt lợn xay.
  • Cháo tổ yến với thịt chim bồ câu. 
  • Cháo tổ yến với rau củ quả.
  • …..

Cách chế biến cũng khá đơn giản. 

  • Bước 1: Tổ yến các bạn đem chưng trong thố cho chín nở đều.
  • Bước 2: Ninh cháo, thêm các nguyên liệu nêm nếm cho vừa miệng.
  • Bước 3: Cho tổ yến đã được chưng chín vào cháo ninh thêm 5 phút rồi tắt bếp.

Như vậy là các bạn đã có ngay cho mình bát cháo yến tươi thơm ngon bổ dưỡng. Cách chế biến yến tươi các loại cháo thường khác giống nhau. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng giúp đa dạng món ăn cho minh.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản yến tươi

Bất kể sản phẩm nào cũng vậy, đều có những nguyên tắc và quy định sử dụng bảo quản khác nhau. Trong quá trình sử dụng và bảo quản yến tươi các bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Không chưng yến quá lâu, thời gian chưng yến phù hợp là từ 30 – 40 phút. Yến chưng lâu quá dẫn đến nhão, mất một số dưỡng chất thiết yếu.
  • Không chưng yến ở nhiệt độ quá cao. Một số chất dinh dưỡng trong yến có thể bị mất hoặc biến đổi khi gặp nhiệt độ cao.
  • Trong trường hợp muốn chưng cùng các hương liệu khác như hạt sen, táo tàu, cháo thịt,… Cần Chế biến chín sau đó mới thêm tổ yến vào dùng chung.
  • Yến sau khi đã chín nên sử dụng luôn. Phần còn dư các bạn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, hâm nóng lại khi dùng.

Trên đây là một số thông tin cũng như cách chế biến yến tươi mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Tìm hiểu kỹ từng sản phẩm giúp bạn chế biến những món ăn bổ dưỡng nhất cho toàn thể gia đình. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *